Các khoản giảm trừ doanh thu
Là người làm kinh doanh thì các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm tới doanh thu cũng như lợi nhuận mà công ty có được. Với thị trường kinh doanh ngày càng biến động trong năm 2022 nhằm ổn định lại kinh tế sau dịch bệnh. Thì các khoản giảm trừ doanh thu cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm đến. Vậy các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Nó có tác động như thế nào đến doanh nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết VNPT - ĐỒNG NAI gửi đến bạn.
Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Bản chất của các khoản giảm trừ doanh thu có thể được hiểu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tùy theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán sẽ ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau.
Tài khoản phản ánh
Các khoản giảm trừ doanh thu được đề cập ở cả 2 chế độ kế toán: Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tuy nhiên giữa 2 thông tư có những điểm khác biệt, cụ thể:
- Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế gián thu được ghi nhận tại phát sinh bên nợ TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ doanh thu được ghi nhận tại phát sinh bên nợ TK 521 Các khoản giảm trừ doanh thu, cuối kỳ kết chuyển sang bên nợ TK 511
Xem thêm: Khấu hao là gì? Phương pháp tính khấu hao chuẩn xác
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm
Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2014/TT-BTC đều đề cập đến các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
Chú ý: Ngoài các khoản trên, kế toán còn ghi nhận giảm trừ doanh thu khi phát sinh các khoản thu hộ bên thứ ba, nói các khác là các khoản thuế gián thu tính trên doanh thu của doanh nghiệp mà các khoản này không tách riêng được tại thời điểm phát sinh giao dịch (bao gồm: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường).Đối với trường hợp này, kế toán không hạch toán lập tức mà vẫn gộp chung doanh thu, định kỳ kế toán ghi giảm doanh thu tương ứng với các khoản thuế này phải nộp. Khi lập BCTC, các khoản thuế này đều không được ghi nhận trên chỉ tiêu doanh thu hay các khoản giảm trừ doanh thu (do đã ghi giảm trực tiếp doanh thu).
Do Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định rõ các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế gián thu phát sinh được ghi nhận vào tài khoản giảm trừ doanh thu thẳng vào bên nợ TK 511, kế toán hạch toán nợ TK 511 và có các TK liên quan, vậy nên sau đây ES-GLOCAL xin chia sẻ đến bạn đọc quy định về các khoản này theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản giảm giá hay khuyến mại của doanh nghiệp khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhất định, doanh nghiệp đặt ra nhằm mục đích gia tăng doanh số bán hàng.
Tài khoản phản ánh
Trong hệ thống tài khoản kế toán, chiết khấu thương mại được thể hiện trên tài khoản 5211, phản ánh số tiền người mua được hưởng chiết khấu nhưng không được ghi rõ trên hóa đơn bán hàng, giá bán trên hóa đơn là giá bán đã trừ chiết khấu.
Ngoài việc được giảm giá khi mua hàng với số lượng nhất định, quyền lợi của người mua còn được đảm bảo. Khi người mua khi mua phải hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, cam kết trên hợp đồng có thể lựa chọn trả lại hàng đã mua hoặc được giảm giá trên số hàng mua vào. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người bán và người mua, bên bán hạch toán theo các trường hợp khác nhau, cụ thể là hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại cũng là một khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, thể hiện phần doanh thu giảm đi do bị khách hàng trả lại một phần hàng hóa đã cung cấp không đạt yêu cầu. Bên mua khi xuất trả lại hàng đồng thời xuất hóa đơn đầu ra thể hiện giá trị số hàng trả lại, trên hóa đơn ghi rõ đối tượng hàng bán bị trả lại, trả vì lý do gì.
Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán phát sinh hàng hóa doanh nghiệp bán ra không đảm bảo chất lượng, mất phẩm chất, hay nói cách khác, không đúng với quy cách hàng hóa đã thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt phần mềm Kê khai VNPT BHXH 5.0
Hạch toán các nghiệp vụ tổng quát
Phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
- TH1: Đối tượng áp dụng là hàng hóa chịu thuế GTGT tính thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ
- TH2: Đối tượng áp dụng là hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu
Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu
Đối với các khoản thuế tính trực tiếp trên doanh thu, kế toán ghi nhận nghiệp vụ làm giảm doanh thu. Trong trường hợp trong kỳ không xác định được số thuế của các tài khoản thuế này tại thời điểm phát sinh giao dịch, nghĩa vụ thuế được gộp chung hạch toán vào TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, định kỳ kế toán tính số thuế phải nộp đồng thời ghi giảm doanh thu tương ứng.
Lưu ý: các khoản này không được thể hiện trên BCKQHĐKD của doanh nghiệp mà ghi giảm trực tiếp chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
- Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu
- Thuế bảo vệ môi trường
Trên đây là toàn bộ thông tin về các khoản giảm trừ doanh thu được VNPT - ĐỒNG NAI tổng hợp. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ thao địa chỉ sau:
TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 1, tầng 01 đường 30/4, P. Trung Dũng, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 091 8884113
Email: binhgt.dni@gmail.com
Website: https://vnpt-dongnai.com
Website chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Internet, Vinaphone và Công nghệ thông tin VNPT tại Đồng Nai
TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0911848686 Zalo
HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0918884113
Số DUY NHẤT tiếp nhận Báo hỏng dịch vụ: Cố định/ Internet/ Mytv: 18001166
Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CNTT 18001260
Tổng đài hỗ trợ Sim, gói cước Vinaphone: 18001091
Website: https://vnpt-dongnai.com/ Email: binhgt.dni@vnpt.vn