Làm sao để dễ dàng phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Với sự phát triển vượt trội của các công nghệ hiện đại thì các giao dịch trực tuyến đang được sử dụng nhiều. Khi sử dụng giao dịch trực tuyến thì có hai hình thức dịch vụ là chữ ký điện tử và chữ ký số. Hai loại dịch vụ này đang đều được rất nhiều người tin tưởng sử dụng nhưng khó có ai có thể phân biệt được sự khác nhau của hai loại này. Bài viết dưới đây của https://vnpt-dongnai.com/ sẽ giúp bạn phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số một cách dễ dàng.

 

Khái niệm về chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử là một loại chữ ký dùng trong giao dịch đã được pháp luật quy định trong Khoản 1, Điều 21 của luật giao dịch điện tử. Nó là một một đoạn thông tin đính kèm với dữ liệu (hình ảnh, Video, văn bản,…) để chỉ là chủ sở hữu của dữ liệu đó. 

Nó được sử dụng trong tất cả các giao dịch điện tử để chứng minh bạn chính là người ký tên vào giao dịch đó. Tính xác thực của đoạn dữ liệu đó có thể được xác định qua Văn bản, ảnh, video... 

Chữ ký số

Chữ ký số chính là một dạng của chữ ký điện tử, nó được tạo ra bằng phương pháp biến đổi một thông điệp thành dữ liệu và áp dụng mật mã vào. Từ đó thông tin của bạn sẽ được khóa một cách công khai giúp nội dung được an toàn và không có sự biến đổi nào khác. Nó mã hóa tất cả các dữ liệu lại và được sử dụng để thay thế cho chữ ký trên tất cả các giao dịch điện tử qua mạng.

Hai hình thức này đều có tác dụng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến. Sử dụng hai loại chữ ký này giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Chữ ký điện tử

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Những điểm khác nhau của chữ ký điện tử và chữ ký số

Giá trị pháp lý

- Chữ ký điện tử: Trong các văn bản, hợp đồng nếu chỉ cần có chữ ký của thì bạn có thể sử dụng chữ ký điện tử. Nếu chữ ký điện tự đó được tạo nên bằng phương pháp tạo chữ ký điện tử có thể xác minh được người ký, mức độ tin tưởng cao và có sự chấp thuận của họ. Còn những văn bản, hợp đồng đòi hỏi có dấu đỏ của công ty thì sẽ không sử dụng được chữ ký điện tử.

- Chữ ký số: Chữ ký số có giá trị pháp lý cao hơn so với chữ ký điện tử nếu đáp ứng được những nguyên tắc dưới đây: Có thể kiểm tra chữ ký số được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó; Nó được tạo ra từ khoá bí mật và chỉ được ghi công khai trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp; Khó bí mật và thông tin khóa sẽ chỉ có gắn với người ký mà thôi.

Ứng dụng của nó trong giao dịch

- Chữ ký điện tử: Loại hình đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam, nó giúp hoàn thanh các giao dịch một cách dễ dàng. Có thể thực hiện bất cứ giao dịch nào thông qua hình thức online bằng các File tài liệu văn bản hoặc email. Ngoài ra, nó còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…

- Chữ ký số: Là một loại chữ ký dùng để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện tất cả các giao dịch. Chữ ký số có giá trị cao ngang với giá trị ký tay nên cũng hoàn toàn có thể sử dụng trong tất cả các giao dịch qua hình thức Online. Nó có tác dụng bảo mật tốt thông tin giao dịch nhất là với những thông tin về tình hình tài chính, cổ phiếu.

 

Những điểm khác nhau của chữ ký điện tử và chữ ký số

 

Tính chất, tiêu chuẩn của chữ ký điện tử và chữ ký số

- Chữ ký điện tử: Có thể sử dụng bằng hình ảnh biểu tượng đi kèm với một tài liệu chứng minh danh tính của người ký. Mục đích của nó là nhằm các minh một tài liệu. nào đó. Loại chữ này không tiến hành mã hóa và không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

- Chữ ký số: Nó không chỉ là một chữ ký mà nó còn là con dấu, dấu vân tay chủ doanh nghiệp nhằm xác minh được doanh nghiệp là ai. Loại chữ ký này được tạo ra bằng việc mã khóa mật mã tất cả các thông tin giúp đảm bảo an toàn và tính bảo mật cho tài liệu.

Tính xác thực chữ ký điện tử và chữ ký số như thế nào?

Đối với hai loài này chúng ta sẽ có những loại phân biệt khác nhau như sau:

- Chữ ký điện tử: Vấn đề xác thực,  xác minh danh tính người ký khá dễ dàng bằng việc thông qua email, mã PIN điện thoại,… Do đó tính bảo mật của loại hình này yếu hơn chữ ký số và có thể làm giả một cách dễ dàng.

- Chữ ký số: Để có thể xác thực, xác minh danh tính người ký thì cần phải có được thông qua ID kỹ thuật. Cho nên tính bảo mật của chữ ký có có độ an toàn hơn.

>>> Xem thêm:Doanh nghiệp là gì? Những loại hình doanh nghiệp hiện nay

Chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn những yếu tố dùng để có thể phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về hai loại hình này thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Ứng dụng của nó trong giao dịch

 

Website chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Internet, Vinaphone và Công nghệ thông tin VNPT tại Đồng Nai

 

TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0911848686 Zalo
HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0918884113
Số DUY NHẤT tiếp nhận Báo hỏng dịch vụ: Cố định/ Internet/ Mytv: 18001166

Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CNTT 18001260
Tổng đài hỗ trợ Sim, gói cước Vinaphone: 18001091

Website: https://vnpt-dongnai.com/ Email: binhgt.dni@vnpt.vn

 

Tags : 1000


(*) Xem thêm

Đã thêm vào giỏ hàng