Nguyên nhân Học trực tuyến bị nghẽn, mất kết nối có phải do nhà mạng?
Nguyên nhân Học trực tuyến bị nghẽn, mất kết nối có phải do nhà mạng?
Năm học mới 2021 - 2022 đã bắt đầu. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành đã triển khai dạy và học trực tuyến cho hàng triệu học sinh. Tuy nhiên, những ngày học đầu tiên đã xảy ra tình trạng “nghẽn mạng”, khó đăng nhập vào phần mềm học tập, có học sinh đang học thì bị “rớt”, “văng” ra khỏi lớp học trực tuyến và khó kết nối trở lại. Trước thực tế này, nhiều người cho rằng, nguyên nhân là do đường truyền Internet cáp quang đến từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Song có thể không hẳn như vậy!
Nhà cũng cấp dịch vụ mạng internet luôn đảm bảo đường truyền Internet, thậm chí là ưu tiên định tuyến cho các dịch vụ học trực tuyến. Tuy nhiên khả năng "nút thắt cổ chai" vẫn có thể sẽ xuất hiện nếu máy chủ của ứng dụng học trực tuyến không được phân bổ đủ tài khoản.
Để biết nguyên nhân chính xác, cần hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng tới một buổi học trực tuyến. Ngoài đường truyền Internet, chất lượng buổi học còn liên quan tới hiệu năng của thiết bị (laptop, smartphone, tablet,...), khả năng đáp ứng của bản thân ứng dụng học trực tuyến đó và máy chủ mà ứng dụng đang sử dụng.
Học trực tuyến bị “nghẽn, rớt” do đâu?
Học trực tuyến bị nghẽn, mất kết nối có phải do nhà mạng?
Hiện nay, các ứng dụng học trực tuyến phổ biến tại Việt Nam chủ yếu đến từ các nhà cung cấp quốc tế. Nhiều trong số đó không sử dụng máy chủ (server) trong nước, đơn cử một ứng dụng họp, học trực tuyến phổ biến đang được rất nhiều người ở Việt Nam tin dùng lại có máy chủ ở Singapore.
Khi người dùng sử dụng, tín hiệu Internet từ Việt Nam phải kết nối đi nước ngoài, và ngược lại. Điều này dẫn tới rất phụ thuộc vào đường truyền từ người dùng cuối cùng đến server đặt ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mỗi gói tin được truyền tải phải đi qua nhiều chặng cáp quang đất liền và cáp quang biển xuyên quốc gia. Vì vậy, không chỉ phụ thuộc vào đường truyền tại Việt Nam mà việc hoạt động trơn tru của ứng dụng còn phụ thuộc cả vào đường truyền tại nước ngoài.
Về phía các nhà mạng tại Việt Nam, họ luôn khẳng định đảm bảo đường truyền cho khách hàng, kể cả khi cáp quang biển AAG và AAE-1 cùng gặp sự cố. Thậm chí, với VNPT, nhà mạng này còn định tuyến ưu tiên cho các luồng dữ liệu truy cập dịch vụ học trực tuyến. Có thời điểm, lưu lượng đã tăng gấp 4 lần so với thông thường, giúp gói tin từ thiết bị cá nhân đến đường truyền và tới máy chủ dịch vụ được đảm bảo.
Bên cạnh đó, cũng phải tính tới nhu cầu tăng đột biến của người dùng Internet ở Việt Nam vào một dịch vụ cụ thể. Điều này dễ khiến luồng dữ liệu từ các thiết bị của người dùng phải nằm ở một "nút thắt cổ chai", nếu máy chủ dịch vụ của ứng dụng học trực tuyến không được đơn vị quản lý phân bổ đủ tài nguyên.
Thực tế, có người vượt qua được "nút cổ chai", nhưng cũng có nhiều người khác nhận phải thông báo quá tải, thử lại sau và "n" lỗi khác. Điều này cũng lý giải cho việc tại sao cùng một thiết bị, một đường truyền Internet, nhưng một người không thể vào lớp học trực tuyến sử dụng ứng dụng của nước ngoài mà lại trơn tru khi vào ứng dụng học trực tuyến của Việt Nam (VNPT E-Learning).
Nói thêm về đường truyền Internet quốc tế tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những nước có lượng cáp quang lớn nhất thế giới. Do vậy, việc khẳng định các lớp học trực tuyến khó truy cập do ảnh hưởng bởi dịch vụ Internet của nhà mạng trong nước là không đủ cơ sở.
Trên thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Việt Nam đều phải cam kết về chất lượng dịch vụ với người dùng. Các dịch vụ viễn thông của các nhà cung cấp tại Việt Nam cũng đều được Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đo kiểm và công bố định kỳ.
Ngay cả với gói Internet cáp quang thấp nhất (khoảng 40 - 50Mbps), việc có nhiều máy tính, smartphone cùng kết nối để học online là hoàn toàn đáp ứng được. Trong khi đó, có những khách hàng nâng gói Internet cáp quang lên trên 100Mbps cũng không tránh khỏi sự chật vật khi học trực tuyến. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân đến từ nhà mạng.
Được biết, VNPT là một đơn vị vừa cung cấp đường truyền Internet vừa là đơn vị cung cấp giải pháp học trực tuyến với hệ sinh thái hoàn chỉnh vnEdu với ứng dụng học trực tuyến VNPT E-Learning. Dù ở góc độ nào, đơn vị này cũng luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình. Ngay từ trước thời điểm năm học mới bắt đầu, VNPT đã thực hiện nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, nâng cấp đường truyền nhằm đảm bảo cho việc dạy và học của ngành giáo dục được tối ưu nhất.
Giải pháp học trực tuyến vnEdu-LMS hay tên gọi khác là VNPT E-Learning
Cũng theo VNPT, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ đường truyền, giải pháp học trực tuyến với hệ sinh thái vnEdu, cũng sẽ giúp các trường, các cơ sở đào tạo, các thầy cô cũng như học sinh có thêm lựa chọn giải pháp dạy và học phù hợp.
Thực tế, với dịch vụ đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn, ổn định với máy chủ trong nước, dù lượng người dùng truy cập tăng đột biến hồi đầu tháng 9 nhưng VNPT E-Learning vẫn hoàn toàn trơn tru, mượt mà. Thêm nữa, theo các chuyên gia, khi sử dụng các ứng dụng, dịch vụ học tập trực tuyến có máy chủ đặt ở nước ngoài, người dùng nên tìm hiểu kỹ các cam kết chất lượng.
Quý khách cần kiểm tra đường truyền mạng internet của VNPT vui lòng liên hệ tổng đài kỹ thuật 18001166.
Website chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Internet, Vinaphone và Công nghệ thông tin VNPT tại Đồng Nai
TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0911848686 Zalo
HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0918884113
Số DUY NHẤT tiếp nhận Báo hỏng dịch vụ: Cố định/ Internet/ Mytv: 18001166
Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CNTT 18001260
Tổng đài hỗ trợ Sim, gói cước Vinaphone: 18001091
Website: https://vnpt-dongnai.com/ Email: binhgt.dni@vnpt.vn