So sánh các loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ muốn đầu tư, lập nghiệp, startup, tự mở một doanh nghiệp riêng hoặc cùng bạn bè kinh doanh. Nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn phân vân không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp là phù hợp nhất với bản thân? VNPT - ĐỒNG NAI sẽ giúp bạn so sánh các loại hình doanh nghiệp hiện có trong bài viết này.

Loại hình doanh nghiệp là gì?

 

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh, sản xuất mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng, ví dụ như: nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Giải đáp doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?

Có mấy loại hình doanh doanh nghiệp?

Doanh nghiệp nhà nước

Đây là loại hình doanh nghiệp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối và được tổ chức theo hình thức công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Loại hình doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ dựa theo 4 yếu tố chính của bộ luật dân sự theo điều 84, đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp.

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước giao vốn kinh doanh nhưng phải tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất và việc hưởng lợi nhuận theo mức vốn ban đầu. Tức là hoàn toàn không có hình thức bao cấp mà phải tự chịu trách nhiệm về chi phí.

Doanh nghiệp tư nhân

Đây là doanh nghiệp do cá nhân xây dựng và tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm với pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định, mỗi các nhân chỉ được thành một doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp công ty cổ phần

Doanh nghiệp công ty cổ phần

 

Theo điều 77 của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Trong đó, toàn bộ cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và tối đa thì không giới hạn. Và cổ đông thì có thể là cá nhân, tổ chức.

Quy định đề ra, doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật. Tư cách pháp nhân chỉ được công nhận khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn của công ty.

Doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn

Loại hình Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ.

Có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH một thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Xem thêm: Các loại hình hình doanh nghiệp phổ biến

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;

Số lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên;

Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

 Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

 

Doanh nghiệp công ty hợp danh

Doanh nghiệp công ty hợp danh là một loại hình rất đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó các thương nhân và cá nhân cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dưới một hãng. Cả hai sẽ cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Hiện nay, công ty hợp danh mang một số đặc điểm pháp lý riêng.

So sánh các loại hình doanh nghiệp 2022

Dưới đây là bảng so sánh sánh các loại hình doanh nghiệp.

Điểm giống nhau

Những điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH

  • Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Mã số nghiệp cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Về trách nhiệm của các thành viên góp vốn: Thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
  • Về người đại diện theo pháp luật: Có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Những điểm giống nhau giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần:
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cả hai đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty hợp danh

 

Công ty cổ phần

 

Doanh nghiệp tư nhân

Thành viên

(số lượng, đối tượng)

– Số lượng : 01

– Số lượng: từ 02 – 50 thành viên

– Số lượng: ít nhất 02 thành viên

– Số lượng: 03 cổ đông trở lên

– Số lượng: 01

Phạm vi chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ công ty

Trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp

Trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

Tư cách pháp nhân

Có 

Có 

Không

Chuyển nhượng vốn

Không được chuyển nhượng. Nếu muốn chuyển nhượng vốn phải chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác. 

Có thể chuyển nhượng nội bộ hoặc chuyển nhượng ra bên ngoài.

– Thành viên hợp  danh không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

– Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng vốn góp cho người khác.

– Trong vòng 03 năm đầu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, muốn chuyển

Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

Ban kiểm soát

Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm

Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát

 

– Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát

 

Cuộc họp hợp lệ

Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

– Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

– Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

 – Lần 3: không phụ thuộc

 

– Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

 – Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

 

Thông qua nghị quyết họp

Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

– Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

 

Quyền phát hành chứng khoán

Không được quyền 

Không được quyền 

Không được quyền 

Có quyền 

Không được quyền

Thời hạn góp vốn

90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

 

 

 

Báo tăng giảm vốn

– Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp

– Được quyền tăng giảm vốn và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành.

Đối với thành viên hợp danh tăng giảm vốn bằng cách thăng, giảm thành viên và phải được hội đồng thành viên chấp thuận.

– Tăng vốn bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền cháo bán

– Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ phần

– Có quyền tăng /giảm vốn.

– Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

So sánh các loại hình doanh nghiệp 2022

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại hình doanh nghiệp VNPT - ĐỒNG NAI đã mang đến cho bạn. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - ĐỒNG NAI

Địa chỉ: Số 1, tầng 01 đường 30/4, P. Trung Dũng, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 091 8884113

Email: binhgt.dni@gmail.com

Website: https://vnpt-dongnai.com 

Website chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Internet, Vinaphone và Công nghệ thông tin VNPT tại Đồng Nai

 

TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0911848686 Zalo
HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0918884113
Số DUY NHẤT tiếp nhận Báo hỏng dịch vụ: Cố định/ Internet/ Mytv: 18001166

Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CNTT 18001260
Tổng đài hỗ trợ Sim, gói cước Vinaphone: 18001091

Website: https://vnpt-dongnai.com/ Email: binhgt.dni@vnpt.vn

 


(*) Xem thêm

Đã thêm vào giỏ hàng